Sinh viên PTIT hào hứng sử dụng ứng dụng PTIT S-Link
Đào Văn Nghĩa, sinh viên năm 3, Khoa Kỹ thuật điện tử, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đang cắm cúi cùng nhóm bạn của mình trong Lab. Điện thoại rung, Nghĩa rời tay khỏi chỗ vi điều khiển đang nghiên cứu dở. Phần mềm PTIT S-Link thông báo cậu sắp có tiết học. “Có thể xem điểm và lịch học trên app này, tiện hơn rất nhiều so với xem trên web của trường. Gần đến giờ học, app sẽ gửi thông báo mình có môn học nào, phòng bao nhiêu và các thông tin tiết học”, Nghĩa hào hứng nói.
“Không chỉ nhắc lịch thi, thời khóa biểu hay lấy học liệu đâu, app này có một chức năng cực kỳ hay là Một cửa. Sinh viên có thể yêu cầu phúc khảo trực tuyến. Thông thường bọn em phải xuống phòng Một cửa để làm đơn và và đóng tiền nhưng giờ chỉ cần làm trên app này và chuyển tiền qua ngân hàng. Sắp tới, chúng em có thể có thể số dịch vụ khác nữa”, một cậu bạn trong nhóm nói.
Mô hình đại học số đã được định hình
PTIT S-Link như Nghĩa đang sử dụng là 1 trong số những ứng dụng được Học viện Bưu chính Viễn thông đưa vào sử dụng từ cuối năm 2020. Đến nay, ứng dụng đã có hơn 12.000 lượt tải xuống và phục vụ đắc lực cho hầu hết các sinh viên đang theo học tại trường.
PTIT sẽ sớm đưa vào sử dụng mô hình lớp học thông minh
Nền tảng thực hành trực tuyến (D-Lab), lớp học thông minh (S-Class) và 1 Trung tâm điều hành thông minh (IOC) cũng sắp được đưa vào vận hành. Hình hài của một đại học số đang dần được định hình ở Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Tháng 9/2020, khi trò chuyện với các cán bộ, giảng viên và sinh viên của Học viện, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Chuyển đổi số đại học thì việc đầu tiên là đưa toàn bộ Học viện thành một xã hội số thu nhỏ. Toàn bộ hoạt động của Học viện, của giáo viên, sinh viên sẽ chuyển lên môi trường số. Mỗi người trong Học viện sẽ có một định danh số”.
Bộ trưởng Bộ TT&TT khi đó cho rằng, Học viện là một xã hội thu nhỏ, mà những người trẻ năng động về công nghệ sẽ rất thuận lợi để xây dựng một xã hội số tại đây, không chỉ việc học mà cả việc quản lý, sinh hoạt. Muốn đào tạo nhân lực chuyển đổi số thì hãy cho họ sống, học tập và làm việc trong môi trường số và đây cũng là cách đào tạo công nghệ số tốt nhất. “Quý IV năm 2020 và Quý I năm 2021 sẽ là thời gian để Học viện hợp tác với một công ty công nghệ số, để xây nên một đại học số. Hãy là người đi đầu!”.
Lời đề nghị của Bộ trưởng khi đó đã “kích nổ” cả Học viện.
“Từ cuối năm 2020, Học viện đã quyết liệt đẩy nhanh hoạt động chuyển đổi số để có thể hoàn thành giai đoạn 1 vào 31/3/2021. Chúng tôi đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra” ông Đoàn Hiếu, Chánh văn phòng PTIT thở phào nhẹ nhõm.
Dồn lực để chuyển mình
Sinh viên có thể truy cập thư viện số để lấy các tài liệu, bài giảng
Tuy các hoạt động về ứng dụng CNTT theo chiều sâu đã được Học viện thực hiện trong nhiều năm trở lại đây nhưng để nâng cấp hoạt động này theo định hướng mới về chuyển đổi số, PTIT cũng gặp không ít khó khăn.“Khó khăn lớn nhất là thiếu hình mẫu của một đại học số cũng như chuyển đổi số trong các trường đại học, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới”, đại diện PTIT nói.
Để triển khai giai đoạn đầu, PTIT đã tập trung vào nghiên cứu, định hình kiến trúc của trường đại học số và hoàn thiện phương án chuyển đổi số Học viện đến năm 2025.
Với tinh thần triển khai chuyển đổi số theo mô hình “Quốc gia số thu nhỏ”, Học viện đã nghiên cứu, tham khảo các định hướng, chính sách của quốc gia trong hoạt động chuyển đổi số và xây dựng phương án chuyển đổi số bám theo 3 trục của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Học viện cũng xây dựng các mục tiêu chuyển đổi số theo 3 trục là Quản trị số - Dịch vụ số - Xã hội
số
. “Do một trường đại học mang nhiều đặc điểm của một xã hội thu nhỏ với rất nhiều tổ chức, cá nhân cùng học tập, làm việc, sinh hoạt..v.v nên việc tham khảo 3 trục của Chương trình chuyển đổi số quốc gia là rất phù hợp”, ông Đoàn Hiếu lý giải.
Sau hơn nửa năm từ khi quyết liệt triển khai nhiệm vụ do Bộ trưởng giao, các ứng dụng, nền tảng như PTIT S-Link; Hệ thống thực hành ảo D-Lab; Mô hình lớp học thông minh và Trung tâm điều hành số đã được phát triển, kết nối và dần trở thành hệ sinh thái ban đầu ở Học viện số.
Nhân rộng mô hình đại học số
PTIT sẽ tiếp tục hoàn thiện các cấu phần theo kiến trúc về Đại học số.
Tháng 12/2020, khi nói về chuyển đổi số đại học như một ví dụ về chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng “Một đại học số có lẽ đã đủ điều kiện để cho thí điểm”.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng TT&TT và quyết tâm của cán bộ, giảng viên, Học viện PTIT là một trong những đơn vị đi đầu trong việc xây dựng và hình thành mô hình đại học số. Nhưng sẽ không phải là duy nhất!
Đổi mới căn bản phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, tích hợp “cá thể hóa” trên nền tảng CNTT, lấy người học làm trung tâm, gắn lý thuyết với thực hành, thực nghiệm; Thiết lập mô hình tổ chức và quản trị đại học thông minh, thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong mọi hoạt động, vận hành thống nhất và đồng bộ hệ thống dữ liệu số - thông tin số - tri thức số dùng chung; Liên thông phục vụ hiệu quả công tác quản trị, chỉ đạo, điều hành và đổi mới hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học…
Đây là những mục tiêu được nêu trong Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045 do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội khi đó, ông Nguyễn Kim Sơn ký ban hành vào những ngày cuối tháng 3/2021.
Trong kế hoạch phát triển giai đoạn 2021 – 2025, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đại học Quốc gia Hà Nội đó là hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị đại học hiện đại, gắn với xây dựng đại học thông minh. Trong đó, quản trị thống nhất trải nghiệm của người học, giảng viên, cán bộ về đại học thông qua các hệ thống quản trị đại học số tích hợp và xuyên suốt, chính là mô hình mà Đại học Quốc gia Hà Nội hướng tới.
Những mô hình đại học số đang dần hình thành ở Việt Nam, bằng cách này hay cách khác.
Về phần mình, sau giai đoạn 1, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ thực hiện thí điểm tuyển sinh số và thực hiện môi trường không giấy tờ, không tiền mặt trong các hoạt động của trường. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các cấu phần theo kiến trúc về Đại học số đã xây dựng.
Duy Vũ
Trong trận chung kết Cuộc đua số mùa 4 với công nghệ “Xe tự hành”, các đội sinh viên đã ứng dụng các công nghệ mới như AI, Big Data, Machine Learning… để xử lý, giải quyết những bài toán thực tiễn như tuân thủ biển báo, chuyển làn…
" alt=""/>Ngày mới ở Học viện sốTrong một hồ sơ gửi lên Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC) sau cuộc họp giữa đại diện SpaceX, OneWeb và FCC, SpaceX cho rằng, trên thực tế, xác suất va chạm không bao giờ vượt quá ngưỡng cho phép và các vệ tinh sẽ không thể va chạm ngay cả khi nó đã hoạt động.
Họ cũng đã sửa chữa hồ sơ liên quan đến các thông cáo báo chí gần đây liên quan đến sự phối hợp vật lý giữa SpaceX và OneWeb.
Cuộc họp giữa các bên diễn ra một ngày sau khi tờ The Wall Street Journal đăng một bài báo có tiêu đề “Dự án Internet vệ tinh của Elon Musk là quá rủi ro”, trong đó OneWeb đã đưa ra các cáo buộc cho rằng các vệ tinh Starlink đã đến gần các vệ tinh khác một cách đáng báo động hai lần trong hai năm qua, kể cả lần gần đây nhất diễn ra vào ngày 2 tháng 4 vừa qua, khi một vệ tinh Starlinkgửi yêu cầu một vệ tinh của OneWeb thực hiện các biện pháp tránh va chạm.
Tờ The Wall Street Journal dẫn lời của ông Chris McLaughlin – Giám đốc phụ trách lĩnh vực pháp lý và quan hệ với chính phủ của OneWeb cho biết, “trong khi phối hợp với OneWeb, SpaceX đã vô hiệu hóa hệ thống tránh va chạm tự động được hỗ trợ bởi trí thông minh nhân tạo (AI) để cho phép OneWeb điều khiển vệ tinh của mình tránh xa các vệ tinh khác. Không rõ lý do chính xác tại sao SpaceX lại vô hiệu hóa hệ thống tránh va chạm khi vệ tinh Starlink cách vệ tinh của đối thủ trong vòng 57 m. Hiện SpaceX chưa đưa ra các bình luận về vấn đề này”.
Trong hồ sơ gửi lên FCC ngày 21/4, SpaceX nói rằng: “OneWeb gần đây đã đưa ra những tuyên bố không chính xác và rõ ràng với giới truyền thông về những điều phối gần đây. Cụ thể, ông McLaughlin của OneWeb nói với tờ Wall Street Journal rằng SpaceX đã tắt nguồn hệ thống tránh va chạm tự động trên vệ tinh. Tuy nhiên trong thực tế, SpaceX và OneWeb đã làm việc với nhau một cách thiện chí ở cấp độ kỹ thuật. Và chính OneWeb đã yêu cầu SpaceX tạm thời tắt hệ thống AI để cho phép họ điều khiển vệ tinh theo thỏa thuận của các bên. Hệ thống tránh va chạm tự động của SpaceX đã và vẫn hoạt động tốt ở mọi thời điểm”.
Theo SpaceX thì OneWeb đã thừa nhận sai và đề nghị rút lại những tuyên bố sai lệch của mình trong cuộc họp với SpaceX và FCC.
SpaceX bày tỏ sự thất vọng của mình với FCC về việc các quan chức của OneWeb đã chọn công khai thông tin sai lệch về hoàn cảnh của việc điều phối. Việc phối hợp thành công phụ thuộc vào sự tin tưởng và minh bạch giữa các nhà khai thác vệ tinh.
Cũng trong hồ sơ gửi lên FCC, SpaceX khẳng định rằng, khả năng va chạm giữa các vệ tinh là rất nhỏ. Các dữ liệu khác cũng cho thấy “xác suất va chạm giữa các vệ tinh dưới ngưỡng cho phép và tiếp tục giảm”. OneWeb đã thực hiện các hoạt động phóng vệ tinh vào ngày 3 tháng 4 và các vệ tinh cuối cùng đã cách nhau hơn 1.000 mét. Xác xuất va chạm xảy ra là cực kỳ nhỏ.
Phan Văn Hòa(theo Arstechnica)
Dù mới chỉ trong quá trình thử nghiệm ở một số địa điểm hẻo lánh tại Mỹ song đã có những đánh giá ban đầu về chất lượng Internet do Starlink cung cấp.
" alt=""/>SpaceX phủ nhận tuyên bố vệ tinh Starlink và OneWeb suýt va chạmNhư đã thông tin, tối 19/7, trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp cùng Công an quận 1 bất ngờ kiểm tra nhà hàng Gallery. Tại đây có mặt chủ nhà hàng, 22 nhân viên cùng 52 nữ tiếp viên đang phục vụ khách nước ngoài.
Cùng lúc tổ công tác đã kiểm tra 1 khách sạn trên đường Mạc Thị Bưởi, phát hiện, bắt quả tang 2 người đàn ông Hàn Quốc mua dâm 2 cô gái, là nữ tiếp viên nhà hàng Gallery. Hai cô này khai, đi khách là do các quản lý của nhà hàng móc nối với đối tượng Lê Tấn Thanh (48 tuổi) để sắp xếp cho cuộc vui mua-bán dâm này.
Công an truy xét, bắt giữ Kim Tae Hyung (48 tuổi), Cha JinYoung (46 tuổi,) và Lee HyunJunl (25 tuổi, đều mang quốc tịch Hàn Quốc), Nguyễn Thị Ngọc Loan (29 tuổi) Lê Tấn Thanh (SN 48 tuổi) về hành vi “Môi giới mại dâm”.
Ngoài ra, công an bắt giữ thêm Bùi Thị Phương Dung (34 tuổi), Bùi Duy Hà (39 tuổi) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo điều tra, Kim Tea Hyung và Cha Jinyoung hùn nhau mở nhà hàng Gallery và biến tướng thành 'thiên đường' sung sướng dành cho người nước ngoài.
Nhà hàng hoạt động từ 20/6/2022 đến khi bị phát hiện, 2 ông chủ Hàn Quốc trực tiếp điều hành, quản lý. Lee HyunJun làm tổng quản lý, Loan và một số người khác tham gia làm quản lý, điều nhân viên.
Vì hám lợi, 2 ông chủ Hàn Quốc đã chỉ đạo tổng quản lý, quản lý khi tiếp nhận nữ tiếp viên, ngoài nhan sắc thì điều kiện phải là chấp nhận 'đi khách'. Công an làm rõ, doanh thu của nhà hàng Gallery từ hoạt động mua bán dâm của các nữ tiếp viên khoảng 4 tỷ đồng/tháng.
Nhà hàng có 30 phòng karaoke hoạt động không phép, có 20 nhân viên phục vụ và 80 nữ tiếp viên sẵn sàng đi khách.
Các chân dài là nữ tiếp viên ở nhà hàng có giá đi khách từ 2,3 - 3,8 triệu đồng/lượt.
Để đối phó với cơ quan chức năng, các ông chủ Hàn Quốc và đội ngũ quản lý đã thiết kế hệ thống báo động bằng âm thanh, bằng ánh sáng; phía trước nhà hàng luôn có từ 3 đến 5 bảo vệ túc trực. Nhà hàng còn có đội ngũ xe sang trọng đón khách cùng nữ tiếp viên đến bãi đáp là căn hộ cao cấp, biệt thự, nhà riêng có bảo vệ.
Khi bị bắt giữ, 2 ông chủ Hàn Quốc khai, đã đưa cho Bùi Thị Phương Dung, Bùi Duy Hà số tiền 120 triệu đồng/tháng để “ngoại giao” với cơ quan chức năng, mục đích là để nhà hàng không bị kiểm tra. Cơ quan điều tra đã làm rõ các tình tiết ban đầu và tiến hành bắt giữ 2 người này để làm rõ.
Đồng thời, khi mở rộng điều tra, công an xác định có 1 người Hàn Quốc khác, là Kim Kwang Ho (38 tuổi) có liên quan.
Cụ thể, Kim Kwangho có mở thẻ ngân tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (SHBVN) và đưa cho Kim Tae Hyung sử dụng.
" alt=""/>Tìm 1 người Hàn Quốc liên quan đường dây mua bán dâm cao cấp ở TPHCM